Trong quá trình sử dụng và bảo quản đá tự nhiên, các gia chủ cần lưu ý các vấn đề sau:
• Hút bụi thường xuyên, nhất là nền nhà, những nơi có lượng người đi lại nhiều để tránh các hạt cát có thể gây trầy xước tới bề mặt đá dưới tác động của ma sát khi đi lại
• Dùng vải nỉ, cây lau sàn hoặc khăn sạch lau mặt nền khi có bụi hoặc vết bẩn bám. Có thể dùng khăn ẩm vắt khô để lau chùi dễ dàng hơn
• Hạn chế để nước, các chất lỏng, nước lau sàn đọng lại trên bề mặt đá. Bởi chúng có thể thấm vào bên trong và ảnh hưởng đến chất lượng đá
• Sử dụng các vật lót (như thảm, kiềng hoặc miếng vải lót) giúp ngăn cách các đồ dùng nội thất tiếp xúc trực tiếp tới sàn đá. Các món đồ sứ, gốm, bạc hoặc kim loại là các vật rất dễ làm xước bề mặt đá
Hạn chế để nước, các chất lỏng, nước lau sàn đọng lại trên bề mặt đá
• Đối với các vết bẩn bị tràn ra: Lau ngay bằng khăn giấy hoặc khăn bông, tránh để vết bẩn qua đêm. Chỉ lau vùng bẩn, lau từ ngoài vào trong vết bẩn để không bị lan ra rộng hơn. Sử dụng chất vệ sinh chuyên dụng cho từng loại đá. Lau khô với vải mềm, tiến hành lặp lại vài lần cho đến khi sạch
• Nếu làm đổ dầu, rượu, cà phê, trà… thì cần lau khô ngay để tránh vết bẩn thấm sâu vào đá sẽ rất khó xử lý. Những nơi dễ bị đổ nước bẩn cần đánh bóng và chống thấm định kỳ.
• Khi sử dụng máy đánh bóng sàn cần sử dụng loại nỉ mềm không phải bằng sợi tổng hợp, vì các loại nỉ này chỉ phù hợp cho việc chà rửa trên nền bê tông hoặc các vật liệu thô ráp khác, không phù hợp với nền đá bóng.
• Tuỳ theo mức độ sử dụng và hư hỏng, các gia chủ cần đánh bóng, bảo trì mặt đá 6 đến 12 tháng/lần hoặc có thể lâu hơn nếu công tác bảo dưỡng hàng ngày thực hiện tốt Các gia chủ cần đánh bóng, bảo trì mặt đá 6 đến 12 tháng/lần hoặc có thể lâu hơn nếu công tác bảo dưỡng hàng ngày thực hiện tốt
Cần tránh các việc làm sau:
• Đặt các đồ vật nóng trực tiếp lên bề mặt đá. Đốt hoặc làm nóng bề mặt đá tự nhiên.
• Làm đọng nước trên mặt đá trong một thời gian dài.
• Đi giày, dép có dính sạn, cát…trên nền đá.
• Sử dụng các chất axit, chanh, dấm hay các chất tẩy rửa có nồng độ cao, đặc biệt là nước lau rửa nhà vệ sinh để rửa hoặc tẩy vết bẩn trên nền đá.
• Làm rơi hoặc sử dụng vật nhọn, cứng để cạo hay chà vào mặt đá.
• Để bề mặt đá hư hỏng quá nặng mới đánh bóng lại. Lúc này, công tác bảo trì sẽ rất phức tạp, mất thời gian, gây tốn kém và đôi khi mặt đá bị hỏng không khắc phục được Tránh Đặt các đồ vật nóng trực tiếp lên bề mặt đá
Lưu ý sử dụng và bảo quản đá tự nhiên theo hạng mục
MẶT SÀN
Nên sử dụng khăn khô & sạch để lau sàn nhà. Bề mặt đá thường bị làm xước chủ yếu do đất, cát và những hạt sạn. Vì vậy, cần tiến hành lau chùi thường xuyên. Hạn chế tiếp xúc với kim loại, nhựa hoặc bánh xe vì có thể làm xước bề mặt đá
NHÀ TẮM & KHU VỰC ẨM ƯỚT KHÁC
Nên tiến hành lau khô sau khi sử dụng. Trong phòng tắm hoặc những khu vực ẩm ướt khác chúng ta có thể sử dụng chổi cao su để dọn bọt xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch
KHU VỰC CHUẨN BỊ ĐỒ ĂN
Tại khu vực chuẩn bị đồ ăn như bàn bếp, mặt bàn ăn, bàn đảo,… đá tự nhiên nên được phủ một lớp cách nhiệt và chất bảo vệ đá
BỂ BƠI NGOÀI TRỜI & SÂN
Dùng nước sạch và chất tẩy rửa chuyên dụng để diệt tảo và rêu
BỀ MẶT KHÁC
Đối với các bề mặt khác, có thể làm sạch bằng vài giọt chất tẩy trung tính hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng. Sử dụng khăn sạch khi lau sàn và vải mềm cho những bề mặt đá khác.
Lưu ý sử dụng và bảo quản đá tự nhiên theo hạng mục
Hy vọng những chia sẻ này sẽ đem đến cho bạn đọc các thông tin hữu ích. Chúc các gia chủ luôn có các sản phẩm đá tự nhiên bền đẹp và chất lượng cao nhất.